ĐÂU LÀ THÓI QUEN XẤU ẢNH HƯỞNG TỚI RĂNG MIỆNG CỦA TRẺ

Một số thói quen xấu của trẻ cần sửa

Trong quá trình phát triển, tùy theo độ tuổi, trẻ có những biểu hiện như thích ngậm núm vú, mút ngón tay, mút môi, đẩy lưỡi, chống cằm, cắn móng tay, cắn vật nhọn,…

Một trong những thói quen này nếu cứ tiếp diễn trong thời gian dài sẽ dẫn đến các lệch lạc răng và hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, giọng nói của trẻ.

1. Tật mút ngón tay

Mút ngón tay là một phản xạ tự nhiên giúp cho trẻ phát triển cơ và hàm. Phản xạ này rất bình thường nếu chỉ xảy ra từ khi trẻ mới sinh đến 2 năm tuổi. Đa số trẻ dần dần từ bỏ thói quen này khi lớn lên.

Trẻ sơ sinh mút tay thường xuyên có hại như thế nào?

  • Hại cho da tayTrẻ mút tay nhiều làm ngón tay được ngâm trong nước bọt thường xuyên. Sau một thời gian dài có thể khiến ngón tay dễ bị lột da, sưng lên, lây nhiễm và thậm chí ngón tay có thể bị biến dạng.
  • Cho răng: Trẻ mút tay nhiều nhất ở giai đoạn mọc răng (4-7 tháng tuổi). Hành vi này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng. Sau một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự sắp xếp của răng và gây nên các tật về răng.
  • Đối với sức khỏe: Trẻ nhỏ thường thích chạm vào tất cả các đồ vật mà chúng nhìn thấy. Và rất nhiều trong số đồ vật ấy là những thứ dơ bẩn và nhiễm khuẩn. Vi khuẩn cũng từ đó mà xâm nhập vào cơ thể của trẻ khi trẻ mút tay gây tiêu chảy và nhiễm trùng kí sinh.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Tật mút tay không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là thói quen xấu. Bên cạnh đó, như đã nói ở trên mút tay thường được hình thành do tình trạng căng thẳng, lo âu ở trẻ. Về lâu dài tình trạng này thêm nặng và dễ hình thành cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lý, thậm chí là tính cách bướng bỉnh khi trẻ lớn lên.

2. Tật đẩy lưỡi

Đối với trẻ sơ sinh khi nuốt, lưỡi có khuynh hướng đẩy ra trước. Trẻ em 6 tuổi trở lên hầu hết tự động thay đổi vị trí đặt của lưỡi khi nuốt, lưỡi được uốn cong lên vòm khẩu thay vì đẩy ra trước như động tác nuốt ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một số rất ít trẻ khi lớn vẫn giữ thói quen đẩy lưỡi ra trước, điều này có thể dẫn đến tình trạng răng hô và ảnh hưởng đến phát âm của trẻ.

Tật đẩy lưỡi của trẻ – Nha khoa Việt Nga

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tật đẩy lưỡi như ngậm núm vú, thói quen mút ngón tay trong thời gian dài, mất răng sữa sớm, lưỡi lớn bẩm sinh…

3. Trẻ thở miệng

Nguyên nhân: Dị ứng mãn tính, amidan phì đại, polyp mũi, lệch vách ngăn mũi, hẹp đường hô hấp trên, mút ngón tay, sai lệch răng và xương, hai môi không thể khép kín khi ngủ…là những nguyên nhân gây ra tật thở miệng.

Hậu quả: việc thở miệng có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng như hơi thở hôi, ngáy khi ngủ, biến dạng vòm khẩu, viêm nướu…

Nếu con em bạn có biểu hiện thở miệng, bạn nên đưa bé khám bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng hoặc bác sĩ răng hàm mặt để kiểm tra xem bé có đang mắc phải các vấn đề kể trên hay không?

Biện pháp gì có thể giúp trẻ từ bỏ thói quen mút ngón tay, đẩy lưỡi?

  • Thường xuyên nhắc nhở, động viên là biện pháp tích cực nhất để giúp trẻ dần dần từ bỏ thói quen này.
  • Đối với tật đẩy lưỡi, bài tập nuốt được thực hiện thường xuyên khoảng 20 lần trước mỗi bữa ăn có thể cho kết quả tốt.


Viêm Amidan và cách điều trị
Phone