Viêm Amidan và cách điều trị

Viêm amidan là gì?

Amidan là hai hạch bạch huyết nằm ở mỗi bên của mặt sau cổ họng. Hoạt động với vai trò như một cơ chế bảo vệ, giúp ngăn ngừa cơ thể khỏi nhiễm trùng. Khi amidan bị nhiễm trùng, tình trạng này được gọi là viêm amidan. Viêm amidan dễ gây viêm amidan hốc mủ, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp dưới hay thậm chí là viêm cầu thận, nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm. Viêm amidan xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính và là một trong những căn bệnh về đường hô hấp khá phổ biến.

Nhận biết viêm amindan- nha khoa Việt Nga

Phân loại viêm amidan

Amidan được phân làm hai loại: Viêm amidan cấp và mạn tính với những biểu hiện rất khác nhau.

  • Viêm amid an cấp tính

Là viêm xung huyết và xuất tiết của amidan khẩu cái, thường gặp ở trẻ từ 3-4 tuổi trở lên, do vi khuẩn hoặc virút gây nên, thường thấy ở thời kỳ đầu của nhiều bệnh viêm nhiễm vì vậy có người coi amidan là “cửa vào” của một số vi khuẩn hay virus như: viêm khớp cấp, bại liệt, dịch viêm não, viêm màng não…

  • Viêm amid an mãn tính

Viêm amidan mãn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần, gồm:

  • Amidan quá phát thường gặp ở trẻ em hay người trẻ tuổi
  • Amidan có thể nhỏ lại (xơ chìm).

Nguyên nhân gây viêm amidan

Nhiễm vi khuẩn và virus có thể gây viêm amidan. Một nguyên nhân phổ biến là vi khuẩn Streptococcus (strep). Các nguyên nhân phổ biến khác bao gồm:

  • Adenoviruses
  • Vi -rút cúm
  • Virus Epstein-Barr
  • Virus Parainfluenza
  • Enteroviruses
  • Vi rút Herpes simplex

Mắc bệnh hô hấp: Một số căn bệnh liên quan tới vi khuẩn bội nhiễm có thể ảnh hưởng gây nên viêm amidan như: Liên tụ cầu, cúm, viêm họng mãn tính….. .

Các yếu tố khác: Một số yếu tố khác dẫn tới việc hình thành viêm amidan như: Môi trường ô nhiễm, khói bụi, vệ sinh kém, ăn uống mất vệ sinh…..

Viêm amidan hốc mủ – Nha khoa Việt Nga

Triệu chứng viêm amidan

Viêm amidan có các dấu hiệu triệu chứng sau:

  • Đau rát họng
  • Khó nuốt
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Sốt, ớn lạnh
  • Đau tai
  • Nhức đầu
  • Cứng cổ
  • Cổ và hàm bị đau do sưng hạch bạch huyết
  • Amidan có màu đỏ và sưng lên. Sau đó có đốm trắng hoặc vàng.
  • Đau dạ dày

Ở trẻ nhỏ, dễ dàng nhận thấy sự quấy khóc, chán ăn, hoặc chảy nước dãi quá mức.

Viêm amindan – nha khoa Việt Nga

Điều trị viêm amidan

Viêm amidan nhẹ không nhất thiết phải điều trị, chẳng hạn như bị virus cảm lạnh gây ra.

Đối với trường hợp viêm amidan nặng có thể điều trị bằng kháng sinh. Thuốc kháng sinh được kê đơn để chống lại nhiễm khuẩn. Điều quan trọng là phải uống theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo thuốc có hiệu quả tốt nhất.

Phẫu thuật cắt amidan được gọi là cắt amidan. Đây là một thủ thuật phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay, phương pháp này chỉ được khuyến cáo áp dụng cho người bị viêm amidan mãn tính hoặc tái phát. Cắt amidan cũng được áp dụng trong trường hợp điều trị viêm amidan không đáp ứng với điều trị khác, hoặc viêm amidan gây biến chứng.

Truyền dịch tĩnh mạch nếu người bệnh bị mất nước do viêm amidan. Thuốc giảm đau để giảm đau họng cũng có thể được dùng.

Nha khoa Việt Nga sẽ tư vấn về triệu chứng bạn đang gặp phải để xem có nên cắt Amidan hay không.

Mẹo chăm sóc tại nhà để giảm đau họng

  • Uống nhiều nước
  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Súc miệng bằng nước muối ấm vài lần trong ngày
  • Sử dụng viên ngậm họng
  • Dùng máy làm ẩm để làm ẩm không khí
  • Tránh những nơi có khói
  • Dùng thuốc giảm đau không kê toa OTC như paracetamol hoặc ibuprofen. Lưu ý trẻ em dưới 16 tuổi không được dùng aspirin.
  • Uống đồ uống mát để làm dịu cổ họng

Phòng ngừa viêm amidan

Để giảm nguy cơ bị viêm amidan, cách tốt nhất là vệ sinh cá nhân tốt:

  • Rửa tay kỹ và thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hoặc tiếp xúc với người bị đau họng, ho, hắt hơi.
  • Tránh dùng chung thức ăn, uống ly, bình nước hoặc đồ dùng.
  • Thay thế bàn chải đánh răng sau khi được chẩn đoán bị viêm amidan.

Nếu có dấu hiệu về viêm Amidan, bạn nên tới gặp bác sĩ tránh để lâu dẫn tới nhiều tình trạng khiến bệnh nặng hơn.

Liên hệ: 0941.276.111 hoặc 0941.320.111 Bác sĩ tại nha khoa Việt Nga Vũng Tàu sẽ giải đáp mọi thắc mắc về răng miệng cho bạn!!


Răng khôn là gì? Những điều cần biết về răng khôn
Phone